Một loại Spin-Torque
MRAM do EverSpin phát triển. Ảnh: DailyTech
Trong một nguyên cứu vào năm
2005, giáo sư vật lý Johan Akerman đã dự đoán rằng loại bộ nhớ truy xuất ngẫu
nhiên từ trở (MRAM) sẽ là một ứng cử viên rất hứa hẹn để thay thế cho nhiều loại
bộ nhớ phổ biến trên các thiết bị điện tử hiện đại. Và mới đây, một nhóm các
nhà nghiên cứu đến từ đại học quốc gia Singapore (NUS) và đại học khoa học và
công nghệ King Abdullah Saudi Arabia (KAUST) đã bắt đầu phát triển một thế hệ
MRAM mới qua đó đưa tầm nhìn của Akerman đến gần với thực tế.
Hiện tại, phần lớn các thiết bị
điện tử vẫn đang sử dụng loại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên tĩnh (SRAM) hay động
(DRAM) và bộ nhớ Flash. Mỗi loại bộ nhớ này có những ưu nhược điểm riêng. SRAM
có tốc độ nhanh nhưng dễ "khả biến", điều này có nghĩa dữ liệu lưu trữ
sẽ mất đi khi nguồn điện được ngắt. DRAM trong khi đó mang lại mật độ nhớ lớn
hơn so với SRAM và rẻ hơn. Tuy nhiên, nó cũng dễ khả biến và cần được làm tươi
(refresh) định kỳ để duy trì thông tin lưu trữ. Do đó, DRAM thường dùng nhiều
năng lượng hơn. Cuối cùng là bộ nhớ Flash bất biến, duy trì dữ liệu ngay cả khi
không có điện nhưng lại đắt đỏ.
Công nghệ MRAM tiềm năng sở hữu tất
cả những ưu điểm của 3 loại bộ nhớ trên và hầu như không có nhược điểm. MRAM hứa
hẹn sẽ mang lại mật độ lưu trữ lớn hơn, giảm mức tiêu thụ năng lượng và duy trì
dữ liệu ngay cả khi không có điện. Mặc dù vẫn đang được phát triển kể từ những
năm 1990 nhưng những cải tiến trên bộ nhớ Flash và DRAM đã khiến MRAM chưa có
cơ hội được khai thác rộng rãi.
MRAM lưu trữ dữ liệu băng các yếu
tố từ tính hình thành bằng 2 đĩa sắt từ được phân tách bởi một lớp cách ly mỏng.
Tuy nhiên, độ bền của MRAM bị ảnh hưởng bởi 2 chiếc đĩa này. Độ mỏng của chúng
chưa đến 1 nm và rất khó để chế tạo và đảm bảo độ bền cao nhất. Kết quả là MRAM
chỉ có thể duy trì dữ liệu trong chưa đầy 1 năm.
Nhận ra hạn chế của sắt từ, nhóm
nghiên cứu đã thay thế bằng một tấm phim mỏng tích hợp các cấu trúc đa lớp từ
tính dày khoảng 20 nm. Các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật này cho phép dữ liệu
được duy trì trong ít nhất là 20 năm, qua đó thế hệ MRAM tiếp theo sẽ rất hấp dẫn
đối với một loạt các ứng dụng.
Tiến sĩ Yang Hyunsoo dẫn đầu nhóm
nghiên cứu cho biết: “Dung lượng lưu trữ sẽ tăng lên, bộ nhớ sẽ được cải tiến rất
nhiều để chúng ta không phải thường xuyên nhấn nút “save” bởi các dữ liệu mới sẽ
được giữ nguyên trong trường hợp mất điện đột ngột. Các thiết bị giờ đây có thể
sở hữu bộ nhớ lớn hơn và dữ liệu được đảm bảo trong ít nhất là 20 năm hoặc có
thể hơn.” Ông nói thêm: “Với sự phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại di động,
chúng ta luôn phải sạc chúng mỗi ngày. Bằng công nghệ mới, chúng ta có thể chỉ
cần sạc điện thoại mỗi tuần 1 lần.”
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát
hiện của họ có thể thay đổi cấu trúc của các máy tính, khiến chúng rẻ hơn để sản
xuất. Nhóm cho biết kỹ thuật của họ đã nhận được sự quan tâm lớn từ ngành công
nghiệp bán dẫn và họ cũng đã đăng ký cho sáng chế này. Hiện tại, nhóm nghiên cứu
đang tìm cách áp dụng cấu trúc mới trong các chip nhớ và tìm kiếm đối tác công
nghiệp để phát triển MRAM Spin-Torque.
Chi tiết về cấu trúc mới của MRAM
do nhóm nghiên cứu hợp tác giữa NUS và KAUST phát triển đã được đăng tải trên tạp
chí Physical Review Letters.
Theo: Gizmag
Nguồn: NUS từ TinhTe.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét